Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Quy định xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chõ

Căn cứ theo Theo nghị định 105/2017/NĐ-CP Quy định xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành Để kinh doanh nhà hàng dịch vụ ăn uống có sử dụng rượu, doanh nghiệp cần phải xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ do phòng kinh tế quận/huyện cấp.

 Điều kiện xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Là doanh nghiệp, hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh.
Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phố rượu hoặc,  bán buôn, bán lẻ rượu.
Tuân thủ đầy đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật .
Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định.

quy-trinh-xin-giay-phep-ban-ruou-tieu-dung-tai-cho
Quy trình xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ 

 Có thể bạn muốn biết thêm:
>> Thủ tục xin giấy phép phân phối rượu
>> Sử phát như thế nào khi không có giấy phép kinh doanh rượu

Hồ sơ đề nghị xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (01 bộ) bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh( bản sao công chứng)
hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp  địa điểm sơ sở dự kiến bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu hoặc sản xuất, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
Bản cam kết bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ của thương nhân.

Thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ 

Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Sở Công thương xem xét, thẩm định và cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện

Liên hệ ngay hotline: 19006296 - 0936690123 để được sử dụng những dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất từ của Bravolaw, quý khách hàng không phải bận tâm về các thủ tục rườm, công ty chúng tôi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý mà quý doanh nghiệp cần đến.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

Thé nào là giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế? Thủ thục cấp giấy phép như thế nào?

Khi doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực  kinh doanh lữ hành quốc tế thì trước tiên bạn  phải ký quỹ ngân hàng , sau đó  xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế vì ngành nghề này là ngành nghề  có điều kiện. Hiểu được khó khăn của doanh nghiệp  gặp phải khi xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Bravolaw cung cấp  cho quý khách hàng những thông tin cần thiết về thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

I. THẾ NÀO LÀ KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ?

Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là  phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa trừ trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Xin-giay-phep-kinh-doanh-dịch-vụ-du-lịch-lữ-hành
Đăng ký xin giấy phé kinh doanh lữ hành quốc tế


>>Xem thêm:   Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
                         Thành lập công ty dịch vụ du lịch lữ hành 

II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo  đúng quy định của pháp luật;
2.  Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng ;
3.  Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Chuyên ngành về lữ hành bao gồm một trong các chuyên ngành sau:
+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
+ Quản trị lữ hành;
+ Điều hành tour du lịch;
+ Marketing du lịch;
+ Du lịch;
+ Du lịch lữ hành;
+ Quản lý và kinh doanh du lịch.

III. HỒ SƠ  XIN CẤP GIẤY PHÉP LỮ HÀNH QUỐC TẾ BAO GỒM:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp(Bản sao công chứng);
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành lữ hành(Bản sao công chứng );
- Giấy chứng nhận ký quỹ ngân hàng kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

LƯU Ý: Quyết định bổ nhiệm người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là quyết định bổ nhiệm một trong các chức danh như: Chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc;.

IV. THỜI GIAN TIẾN HÀNH THỦ TỤC

Thời gian tiến hành thủ tục: 10-20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Tư vấn đăng ký xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề đáng báo động  khi mà ngày càng có nhiều nhà hàng, quán ăn mọc lên cũng thường xuyên xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm từ nhẹ đến nặng
Chính vì thế giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Căn cứ theo nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm của nhà nước quy định, Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính hoặc đóng cửa cơ sở
BRAVOLAW với nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn Luật với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong việc xin giấy phép sẽ tư vấn các trình tự thủ tục và giúp đơn vị bạn tập huấn kiến thức và xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhanh và chi phí thấp nhất tuân thủ pháp lý của Luật an toàn thực phẩm quy định

Quy trình tư vấn xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Bravolaw:

✔ Khảo sát cơ sở và thông tin liên quan của doanh nghiệp,
✔ Ký hợp đồng Tư vấn các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm,
✔ Tư vấn, cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống chất thải, kho bãi…
✔ Tư vấn và  hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên…
✔ Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức Vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp chứng chỉ Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe
✔ Xây dựng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: đơn đề nghị, sơ đồ mặt bằng cơ sở, bản mô tả quy trình chế biến, cam kết đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm …
✔ Nộp hồ sơ xin tại cơ quan có thẩm quyền:
Thời gian: nhanh nhất (25 – 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ)
xin-giay-chung-nhan-an-toan-ve-sinh-thuc-pham
Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an tòn thực phẩm

Xem thêm:


Các ngành nghề phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 

1. Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định” là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
2. “Cơ sở dịch vụ ăn uống” là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
3. “Cơ sở bán thực phẩm” là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
4. “Cửa hàng ăn” hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
5. “Nhà hàng ăn uống” là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
6. “Quán ăn” là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
7. “Căn tin” là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
8. ”Chợ” là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
9. “Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
10. “Siêu thị” là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
11. “Hội chợ” là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

Đối tượng không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

✔ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế bao gồm:
+ Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.
+ Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
+ Cơ sở bán hàng rong.
+ Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
+ Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Ngoài ra Bravolaw còn cung cấp dịch vụ xin giấy phép bán buôn bán lẻ rượu, Công bố thực phẩm chức năng, thành lập công ty  nhanh uy tín trên địa bàn Hà Nội! Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ: 19006296 để được giải đáp mọi thắc mắc về pháp luật!