Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Sau khi thu hồi bao lâu mới được cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

Công ty tôi đã được cấp giấy phép kinh doanh  dịch vụ  du lịch lữ hành  hiện đang  đi vào hoạt động nhưng đã bị thu hồi do có tổ chức các nhân khác sử dụng  giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành  của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh. Vậy sau thời gian bao lâu sau khi bị thu hồi thì công ty tôi có thể xin cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?
Câu hỏi của bạn Bravolaw tư vấn như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Luật du lịch 2017 thì doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau:
(1) Chấm dứt hoạt động kinh doanh giải thể hoặc phá sản;
(2) Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật Du lịch 2017;
(3) Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Du lịch 2017;
(4) Làm hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
(5) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
(6) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
(7) Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
(8) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Theo quy định tại Khoản 2 Luật du lịch 2017 thì doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau một thời hạn nhất, cụ thể như sau:
- 06 tháng: Đối với các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành thuộc các trường hợp (2) và (3);
- 12 tháng: Đối với các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành thuộc các trường hợp (4), (5), (6), (7) và (8).
Dich-vu-xin-cap-giay-phep-kinh-doanh-lu-hanh-quoc-te-va-noi-dia
Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành 

Xem thêm bài viết:



Như vậy: theo như trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì công ty của bạn đã bị thu giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành do cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
Do đó: Sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực thì công ty mới được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Những đối tượng cần phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thực phẩm?

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề đáng báo động khi xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm từ mức độ ít nghiêm trọng đến mức độ đáng báo động. các cơ sở nhà hàng quán ăn … đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì thế vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được quản lý hết sức chặt chẽ, tuy nhiên bên cạnh đó có nhiều cơ sở kinh doanh vẫn chưa trang bị đủ các kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo quản thực phẩm và giữ cho thực phẩm đáp ứng được các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy nên cơ quan quản lý nhà nước ngày nay đưa ra các chế tài xử phạt nặng tay đối với những cơ sở kinh doanh không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc không trang bị đầy đủ kiến thức vệ sinh ATTP.
– Hiện nay việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh thực phẩm chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy Cơ sở của bạn có thuộc đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay không   Bravolaw sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Đối tượng nào không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Giấy chứng nhận ISO 22000 Hệ thống quản lý an toàn thực ph  ẩm, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Doi-tuong-can-phai-co-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Đối tượng phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Xem thêm bài viết:


Đối tượng nào cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

  Căn cứ theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ở trên thì không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Khi cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải đủ điều kiện mới được cấp giấy chứng nhận.