Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Xin giấy phép phân phối rượu nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?

 Hoạt động kinh doanh phân phối rượu là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phân phối rượu phải thành lập Doanh nghiệp và phải được cấp giấy phép phân phối rượu thì mới được phép hoạt động.

Bạn đang muốn phân phối rượu mà chưa biết hồ sơ và trình tự xin giấy phép phân phối rượu như thế nào, hãy để Bravolaw tư vấn cho bạn:

Xin giấy phép phân phối rượu nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?


1. Phân phối rượu bao gồm những hoạt động nào?

Phân phối rượu là một trong các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh rượu, hoạt động kinh doanh rượu bao gồm:

- Sản xuất rượu;

- Nhập khẩu rượu;

- Phân phối rượu;

- Bán buôn rượu;

- Bán lẻ rượu;

- Bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Thương nhân phân phối rượu có thể bán rượu của mình cho thương nhân bán buôn, bán lẻ, bán rượu tiêu dùng tại chỗ, người tiêu dùng và thương nhận phân phối rượu khác.

2. Điều kiện phân phối rượu tại thị trường Việt Nam

- Là doanh nghiệp Việt Nam

- Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên.

- Rượu dự kiến kinh doanh phải đảm bảo ATTP

- Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trở lên

- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng giữa thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác.

- Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

3. Hồ sơ xin giấy phép phân phối rượu tại Sở Công Thương

- Đơn đề xin cấp Giấy phép phân phối rượu;

- Giấy đăng ký thành lập Doanh nghiệp (bản sao);

- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở kinh doanh;

- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.

- Hợp đồng nguyên tắc giữa các thương nhân bán buôn rượu;

- Các tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu;

- Bản cam kết do thương nhân tự lập.

4. Thủ tục xin giấy phép phân phối rượu tại Sở Công Thương do BRAVOLAW thực hiện

- Trao đổi thông tin và tư vấn quy định pháp lý liên quan đến việc phân phối rượu;

- Ký hợp đồng dịch vụ;

- Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép phân phối rượu;

- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và trả lời công văn của cơ quan có thẩm quyền;

- Bàn giao giấy phép phân phối rượu cho Khách hàng sau 15-20 ngày làm việc;

- Tư vấn sau giấy phép.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT BRAVOLAW

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn pháp lý: 19006296

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: ceo@bravolaw.vn

Rất mong được hợp tác với quý khách!

 


Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Thủ tục xin giấy chứng nhận VSATTP

Bạn là chủ của một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm hay đơn giản chỉ là người đứng đầu của một tiệm phục vụ đồ ăn nhanh. Có thể sản phẩm của bạn thực sự có chất lượng rất tốt, bạn cam kết với người tiêu dùng bằng uy tín của công ty.
Tuy nhiên, như thế là chưa đủ không có một căn cứ pháp lý cụ thể nào đưa ra trước mắt người tiêu dùng là cơ sở của bạn đáp ứng đủ điều kiện về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) một khi họ chưa thấy cơ sở của bạn có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP kinh doanh  của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền . Chính vì vậy, việc làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có ý nghĩa rất lớn với các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Nên, trong bài viết này, công ty tư vấn Luật BRAVO sẽ mang đến cho các bạn những thông tin quan trọng, giúp bạn rút ngắn thời gian xin Giấy phép của bạn.

Vì sao phải xin Giấy phép cơ sở đủ điều kiện VSATTP?

Việc xin giấy phép vệ sinh ATTP không chỉ là quy định của pháp luật hiện hành mà nó còn là một trong những căn cứ để 3 chủ thể liên quan đến vấn đề này tạo độ tin tưởng, kiểm tra, theo dõi lẫn nhau.
Chủ thể thứ nhất: Người tiêu dùng:
Người tiêu dùng ngày càng thông minh và dĩ nhiên là khắt khe hơn trong vấn đề lựa chọn sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ. Bên cạnh nguồn gốc sản xuất, thương hiệu của công ty thì việc xem công ty đó đã được cấp Giấy phép cơ sở đủ điều kiện VSATTP hay chưa là điều họ cực kỳ lưu tâm. Do vậy, loại Giấy phép này như là một “tấm thẻ bài” của cơ quan có thẩm quyền trao cho người tiêu dùng để họ yên tâm thực hiện việc mua bán sản phẩm.
Chủ thể thứ hai: Thương nhân:
Có hai nguyên nhân chủ yếu để doanh nghiệp muốn được cấp Giấy phép cơ sở đủ điều kiện VSATTP:
Khẳng định chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin đối với khách hàng;
Thể hiện sự tuân thủ, chấp hành quy định của Nhà nước.
Chủ thể thứ 3: Nhà nước:
Thông qua việc cấp Giấy phép cơ sở đủ điều kiện VSATTP, Nhà nước có thể quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra những quy phạm pháp luật bắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ, hạn chế mức thấp nhất những rủi ro cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm không có Giấy đảm bảo chất lượng hợp vệ sinh. Đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm minh với những cơ sở không được cấp giấy cơ sở đủ điều kiện VSATTP mà vẫn tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Các đối tượng phải có Giấy phép đủ điều kiện VSATTP kinh doanh , gồm:

Cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm (hoặc thực hiện một trong ba chức năng: chế biến, sản xuất, buôn bán thực phẩm) ;
Cơ sở chuyên cung cấp, phục vụ dịch vụ ăn uống cố định (nhà hàng);
Cơ sở dịch vụ ăn uống mang tính chất lưu động lưu động (sạp hàng lưu động) ;
Cơ sở chuyên chế biến thực phẩm;
Siêu thị, hội chợ;
……

Tham khảo thêm: Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nông nghiệp.

Trình tự xin Giấy phép cơ sở đủ điều kiện VSATTP kinh doanh:

-  Chủ thể có nhu cầu xin Giấy chứng nhận VSATTP kinh doanh đến lấy mẫu hồ sơ;
- Nộp hồ sơ xin Giấy phép đủ điều kiện VSATTP kinh doanh tại Chi cục an toàn VSTP hoặc cục An toànVSTP;
- Đợi kết quả thẩm định;

-  Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trả lời kết quả thẩm định đồng thời trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho chủ thể nộp hồ sơ;
Hồ sơ xin Giấy phép đủ điều kiện VSATTP kinh doanh:

Đơn đề nghị của doanh nghiệp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP kinh doanh (làm theo mẫu);
Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở, vật chất, kỹ thuật đáp ứng đủ các tiêu chí về điều kiện VSATTP kinh doanh;
Bản cam kết đảm bảo VSATTP kinh doanh đối với nguyên liệu sản xuất và chất lượng sản phẩm của đơn vị sản xuất kinh doanh;
Giấy chứng sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh đảm bảo đầy đủ các yêu cầu do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
Giấy chứng nhận đã tham gia và hoàn thành khoá tập huấn về VSATTP kinh doanh.
Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép cơ sở đủ điều kiện VSATTP kinh doanh:
Thông thường, Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm.
Những nội dung mà chúng tôi đề cập ở trên là những thông tin vô cùng quan trọng và cần thiết cho các bạn nếu như các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm . Nếu bạn vẫn còn những phần chưa hiểu rõ trong thủ tục, hồ sơ, giấy tờ liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với nhân viên tư vấn của BRAVOLAW để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!
CÔNG TY CỔ PHẦN  TƯ VẤN BRAVOLAW
Đ/C: P.3013, Tòa nhà RIVERSIDE GARDEN, 349 Vũ Tông Phan, p.Khương Đình, q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội
Hotline: 19006296
Mail: ceo@bravolaw.vn

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

DỊCH VỤ CÔNG BỐ  THỰC PHẨM CHỨC NĂNG NHẬP KHẨU

Quý khách đang cần sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhâp khẩu? Hãy liên hệ với Bravolaw chúng tôi, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, thủ tục đơn giản, hỗ trợ kiểm nghiệm sản phẩm.
Công bố thực phẩm bổ sung
Công bố thực phẩm bổ sung

Có thể xin giấy công bố thực phẩm chức năng ở đâu?

Để được cấp giấy chứng nhận công bố TPCN thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu sẽ phải chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký công bố TPCN đến tổ chức chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi tiến hành việc đánh giá, kiểm nghiệm và thẩm xét hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy, dấu và hướng dẫn sử dụng dấu cho Quý khách hàng.

Công bố thực phẩm chức năng  nhập khẩu quý khách cần cung cấp các giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản scan)
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm
  • GMP (Nếu có)
  • HACCP (Nếu có)
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ
  • Mẫu sản phẩm: 03 mẫu/01 sản phẩm
Dựa trên những tài liệu Quý khách hàng cung cấp Chúng tôi thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm (Nếu chưa có kiểm nghiệm), hoàn thiện hồ sơ công bố sản phẩm bao gồm:
  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm: Tư vấn cho Quý khách hàng chỉ tiêu sản phẩm, công dụng sản phẩm
  • Nhãn phụ sản phẩm
  • Kế hoạch giám sát định kỳ
  • Phụ lục cơ chế tác dụng của sản phẩm
Nhận thấy thực tế là có rất nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện chứng nhận công bố thực phẩm nên công ty Luật Bravolaw đã triển khai gói dịch vụ tư vấn và đại diện khách hàng thực hiện những thủ tục cần thiết với tiêu chí Nhanh chóng – Trọn gói – Tiết kiệm- Chính xác.

Vì vậy Quy trình dịch vụ của công ty luật Bravolaw cụ thể như sau:

Bước 1: Đánh giá sơ bộ điều kiện cơ sở và những giấy tờ doanh nghiệp hiện có;
Bước 2: Tư vấn miễn phí về một số vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình làm giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm và công bố hợp quy thực phẩm, cụ thể gồm:
- Phân tích, đánh giá tính pháp lý, sự phù hợp của các yêu cầu mà khách hàng đã đề xuất
- Tư vấn những thủ tục cần làm khi xin giấy chứng nhận hợp quycông bố hợp quy an toàn thực phẩm
- Tư vấn việc chuẩn bị một số giấy tờ, tài liệu cần thiết cho Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy an toàn thực phẩm
- Tư vấn xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đủ điều kiện sản xuất/ kinh doanh thực phẩm
- Tư vấn về những vấn đề có liên quan khác
Bước 3: Ký hợp đồng với Quý khách hàng
Bước 4: Xây dựng và chuẩn hóa hồ sơ đăng ký công bố hợp quy an toàn thực phẩm
Bước 5: Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ và thực hiện các thủ tục cần thiết khác
Bước 6: Đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận hợp quy, thông báo kết quả công bố hợp quy đã đề xuất.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để dược cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!
Nếu quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm về thủ tục thành lập văn phòng đại diện vui lòng liên hệ:
Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp 19006296 Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp 19006296
CÔNG TY CỔ PHẦN  TƯ VẤN BRAVOLAW
Đ/C: Tòa nhà RIVERSIDE GARDEN, 349 Vũ Tông Phan, p.Khương Đình, q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội
Hotline: 19006296
Mail: ceo@bravolaw.vn
Công ty Cổ  phần tư vấn BRAVOLAW với số Hotline: 1900 6296

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 13485 chuẩn nhất

Theo nghị định 36/2016/NĐ_CP ngày 15/5/2016 của Thủ tướng chính phủ về Quản lý trang thiết bị y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
“Điều 68. Điều khoản chuyển tiếp
Cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế, đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động sản xuất nhưng phải hoàn thành việc công bố đủ điều kiện sản xuất trước ngày 01 tháng 7 năm 2017. Riêng đối với quy định về hệ thống quản lý chất lượng: Cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 và hệ thống quản lý chất lượng ISO 13485 trước ngày ngày 01 tháng 01 năm 2020.”.Bravolaw/
Quy-trinh-cap-giay-chung-nhạn-iso-13485

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 13485 

Bravolaw thực hiện quy trình chứng nhận iso 13485 như sau:
Bước 1: Trao đổi thông tin khách hàng
Bravolaw trao đổi thông tin với khách hang đảm bảo rằng các thông tin được trao đổi trước đó giữa 02 bên thống nhất, đảm bảo việc đánh giá chứng nhận đúng theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 2: Đánh giá sơ bộ và Kiểm tra các tài liệu về ISO 13485
– Doanh nghiệp gửi yêu cầu đăng ký chứng nhận iso 13485 tới cơ quan chứng nhận và các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 13485:2016.
– Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ ISO 13485 tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 13485 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.
Bước 3: Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa
– Chuyên gia  đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
– Kết thúc đánh giá, chuyên gia sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ và Cấp chứng nhận ISO 13485
Nếu hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 13485 cho khách hàng. Chứng nhận ISO 13485:2016.
Bước 5: Đánh giá giám sát định kỳ
Chứng nhận ISO 13485:2016 có giá trị trong 3 năm. Mỗi năm để duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận, Doanh nghiệp bắt buộc phải Đánh giá giám sát với quy định pháp luật  đánh giá 01 lần/năm
Bước 6: Đánh giá chứng nhận lại
Sau khi giấy chứng nhận hết hiệu lực, Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá lại để cấp lại Giấy chứng nhận mới có hiêu lực 03 năm tiếp theo.

THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN ISO 13485:2016

Thời gian thực hiện chứng nhận thông thường là 15 ngày. Tuy nhiên tuy từng khách hàng, chúng tôi có thể thực hiện thời gian linh động hơn.
Bravoalw  cam kết dịch vụ làm chứng nhận iso 13485 với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất.
Trên đây là quy trình cấp giấy chứng nhận.  Chúng tôi có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Với đội ngũ chuyên gia trên toàn quốc. Chúng tôi cam kết về thời gian đánh giá cấp chứng chỉ ISO 13485:2016
Bạn có thể xem thêm bài viết mới nhất:
Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu nhanh nhất
Hướng dẫn xin giấy phép lưu hành phân bón
Tư vấn và cấp giấy chứng nhận iso 22000:2018 nhanh 






Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu tại Bravo

Một trong những dịch vụ chuyên nghiệp của Bravolaw đó là Dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm chức năng nhập khẩu.Với kinh nghiệm  nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực, Bravolaw tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng, uy tín và chuyên nghiệp
Sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu của chúng tôi quý khách hang chỉ cần cũng cấp:
Giấy đăng ký kinh doanh trong  đó có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.
Mẫu và Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm
Chữ ký số của doanh nghiệp
Bản thông tin chi tiết về sản phẩm của nhà sản xuất (Specification of product hoặc Data sheet)
Giấy chứng nhận GMP (thực hành sản xuất tốt) sản xuất thực phẩm chức năng
Giấy chứng nhận lưu hành tự do
Tư vấn công bố thực phẩm chức năg nhập khẩu

Bravolaw sẽ hoàn thiện  và soạn hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng
Dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp,  Bravolaw sẽ xây dựng và hoàn thiện bộ hồ sơ đầy đủ như luật pháp quy định, bao gồm:
Bản công bố sản phẩm
Giấy đăng ký kinh doanh
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm( đã được dịch thuật)
Biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ
Bởi vì  quý khách hàng không có kinh nghiệm và chuyên môn trong viện  xin giấy phép nên việc chuẩn bị hồ sơ sẽ gặp nhiều rắc rối. Hoặc Chuẩn bị hồ sơ đủ những công dụng của sp chắc gì đã hợp lý. Vừa đủ vừa hợp lý thì mất thời gian ? Vậy tại Sao bạn  không để việc đó cho những người có chuyên môn như Bravolaw thực hiện? Còn bạn sẽ chuyên tâm vào chuyên môn của mình là phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh?
Lợi ích của khách hàng khi sử dụng Dịch vụ công bố tiêu chuẩn thực phẩm chức năng nhập khẩu của bravolaw
Được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến công bố thực phẩm chức năng
Tư vấn chuẩn bị các loại hồ sơ đúng với quy định của pháp luật hiện hành
Được hoàn thiện hồ sơ đầy đủ, hợp pháp để xin giấy chứng nhận nhanh chóng
Có giấy chứng nhận trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí
Với bộ hồ sơ được xây dựng, nó giúp khách hàng sau này thuận lợi hơn trong việc xin các loại giấy phép khác.
Tư vấn các vấn đề khác nếu có phát sinh trong suất thời gian kinh doanh sản phẩm.
Đến đây nếu bạn vẫn chưa rõ về thủ tục, hồ sơ công bố thực phẩm chức năng, hãy liên hệ trực tiếp với  Bravolaw để được tư vấn thêm.
Xem thêm bài viết



Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Công bố hợp quy và Công bố hợp chuẩn khác nhau như thế nào

1. Công bố hợp quy

- Công bố hợp quy hay là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Công bố hợp quy là điều kiện bắt buộc phải thực hiện trước khi lưu thông hàng hóa ra thị trường

1.1 Các đối tượng cần công bố hợp quy

Đối tượng cần công bố hợp quy bao gồm: các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng

1.2 Các bước làm thủ tục công bố hợp quy

- Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của đối tượng kinh doanh với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Doanh nghiệp có thể tự đánh giá, hoặc thông qua tổ chức chứng nhận được chỉ định để tiến hành thực hiện.
- Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy tới tổ chức chứng nhận (có thể gửi tới Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhất định).
- Bước 3: Sau khi tiến hành đánh giá, kiểm nghiệm và thẩm xét hồ sơ thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy và hướng dẫn sử dụng dấu cho chủ hàng.
- Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
- Bước 5: Cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

1.3 Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy bao gồm:
- Bản công bố hợp quy;
- Đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận hợp quy;
- Giấy tờ khác (nếu doanh nghiệp tự đánh giá): quy trình sản xuất, phiếu kết quả thử nghiệm mẫu, báo cáo đánh giá hợp quy…
Có thể bạn quan tâm: Công bố hợp quy phân bón

2. Công bố hợp chuẩn

- Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
- Công bố hợp chuẩn không phải là một điều kiện bắt buộc trước khi thực hiện việc lưu thông hàng hóa ra thị trường tuy nhiên Doanh nghiệp nên thực hiện công bố hợp chuẩn để nâng cao vị thế cạnh tranh cũng như những lợi ích khác mà công bố hợp chuẩn đem lại.

2.1 Đối tượng cần công bố hợp chuẩn

Đối tượng cần công bố hợp chuẩn bao gồm: các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội không có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng.

2.2 Các bước làm thủ tục công bố hợp chuẩn

- Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng kinh doanh của bạn với tiêu chuẩn tương ứng
+ Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.
+ Kết quả đánh giá hợp chuẩn là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
- Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
Dịch vụ công bố hợp quy
Côgn bố hợp quy

2.3 Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn

- Bản công bố hợp chuẩn
- Bản sao Giấy đăng ký Doanh nghiệp
- Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
- Báo cáo đánh giá hợp chuẩn kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Xem thêm: Tư vấn iso 22000:2018

3. Lợi ích của việc công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn

Công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn hình chung mang lại những lợi ích sau cho Doanh nghiệp
- Được gắn mẫu hợp quy, hợp chuẩn trên đối tượng kinh doanh của mình
- Đáp ứng quy định của nhà nước, việc công bố hợp quy cũng đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định
- Tạo được niềm tin ban đầu về nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm, nhất là khi chủ hàng muốn tham gia thầu hay khi cung cấp sản phẩm vào các dự án, công trình lớn.
- Chứng từ về công bố sản phẩm cũng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
- Giúp nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất, hoặc nhập khẩu, cũng như cho sản phẩm – hàng hóa.
Công ty tư vấn Luật Bravolaw là công ty luật có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, soạn thảo hồ sơ và xin giấy phép chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn thực phẩm, vật liệu xây dựng, thực phẩm chức năng và các sản phẩm dịch vụ khác,… Bravolaw tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy, Chứng nhận hợp chuẩn và Công bố hợp chuẩn một cách nhanh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 19006296.





Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Tư vấn iso 22000:2018 nhanh trọn gói tại Sơn La

- Doanh nghiệp khi đạt được chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP thì không cần phải xin giấy phép an toàn thực phẩm khi tiến hành sản xuất kinh doanh thực phẩm.
- ISO 22000 và HACCP là hai tiêu chuẩn và hai chứng chỉ độc lập. ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nếu ISO 22000 là hệ thống chung để đảm bảo an toàn thực phẩm thì HACCP đi sâu vào phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Công ty tư vấn luật Bravolaw cung cấp dịch vụ Chứng nhận ISO 22000 và HACCP Doanh nghiệp muốn tìm hiểu về dịch vụ chứng nhận ISO 22000 và HACCP tại Sơn La tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về quy trình, thủ tục xin các chứng nhận này.

1. Nội dung và nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP

- Nhằm cung cấp một hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm hiệu quả, ISO 22000 bao gồm các nội dung sau:
+ Quản lý tài liệu hồ sơ,
+ Cam kết của lãnh đạo,
+ Quản lý nguồn lực,
+ Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn (các chương trình tiên quyết, các phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP)
+ Kiểm tra xác nhận,
+ Xác định nguồn gốc,
+ Trao đổi thông tin
+ Cải tiến hệ thống.
- Để phân tích được các mối nguy và điểm kiểm soát quan trọng trong thực phẩm HACCP bao gồm các nguyên tắc sau:
+ Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa
+ Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu trong quy trình bằng việc phân tích các mối nguy theo cây quyết định.
+ Thiết lập các ngưỡng tới hạn.
+ Giám sát điểm kiểm soát tới hạn.
+ Thiết lập các biện pháp khắc phục kịp thời.
+ Thiết lập hệ thống kiểm tra đánh giá.

2. Đối tượng cần đăng ký chứng nhận ISO 22000 và HACCP

ISO 22000 và HACCP có thể được áp dụng cho các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Thực phẩm chức năng;
- Doanh nghiệp chế bị rau, củ, quả, trứng, thịt sữa, thủy hải sản;
- Doanh nghiệp sản xuất nước tinh khiết, nước ngọt, cafe, rượu, bia;
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị;
- Các hãng vận chuyển thực phẩm;
- Doanh nghiệp sản xuất chế biến sẵn, nhà hàng;
- Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ;
- Doanh nghiệp sản xuất bao gói thực phẩm;
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi.

3. Lợi ích của ISO 22000, HACCP

- Tạo ra được sản phẩm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
- Giảm thiểu chi phí và chất thải
- Đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngành công nghiệp thực phẩm.
- Kết hợp và thống nhất các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống chất lượng / môi trường / an toàn thực phẩm một cách hiệu quả
- Cải thiện và phòng ngừa an toàn thực phẩm. Hệ thống quản lý vệ sinh hiệu quả.
- Nâng cao uy tín và lòng tin cho khách hàng và đối tác

4. Trình tự xây dựng và chứng nhận ISO 22000 và HACCP

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, khảo sát điều kiện cơ sở vật chất
Bước 2: Đào tạo HACCP(nếu có yêu cầu)
Bước 3: Xây dựng hệ thống tài liệu
Bước 4: Ban hành và áp dụng thử ISO 22000, HACCP
Bước 5: Đăng ký chứng nhận
5. Kết quả nhận được
Giấy chứng nhận ISO 22000 và HACCP
6. Thời gian thực hiện 
25 - 30 Ngày làm việc
trên đây là bài tư vấn iso 22000: 2018 hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn pháp lý: 19006296
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: ceo@bravolaw.vn
Rất mong được hợp tác với quý khách!