Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

Sai lầm trong các bước thành lập công ty cổ phần mà bạn cần phải biết

Để hình thành nên một công ty cổ phần đòi hỏi những nhà đầu tư phải trải qua một quy trình với nhiều bước khác nhau. Các bước thành lập công ty cổ phần cũng vì thế mà tác động khá lớn đến quá trình kinh doanh sau đó. Việc tồn tại những sai lầm trong từng bước thực hiện sẽ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Mọi yêu cầu kinh doanh được thực hiện trên nền tảng công ty cổ phần có thể bị thay đổi nếu trong các bước tiến hành phạm phải những sai lầm sau. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những sai lầm trong các bước thành lập công ty cổ phần

Chủ thể thành lập công ty

Thông thường những nhà đầu tư sẽ tồn tại suy nghĩ rằng bất cứ ai cũng đều có thể thành lập nên một công ty mà cụ thể là công ty cổ phần. Để rồi khi tiến hành các bước thành lập công ty cổ phần lại bị cơ quan có thẩm quyền từ chối chấp thuận. Vì về nguyên tắc những chủ thể bị hạn chế quyền này sẽ bị cấm thành lập công ty cổ phần. Theo khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì những chủ thể đó bao gồm:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Tên công ty cổ phần

Tên của công ty sẽ chính là tiền đề cho các mối quan hệ cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đặt tên của

phải dựa trên những nguyên tắc nhất định và đặc biệt không được phạm phải các điều cấm quy định tại Điều 39 Luật này như:

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cách thức tiến hành thủ tục đăng ký

Các bước thành lập công ty cổ phần sẽ có hai cách thức để nhà đầu tư có thể lựa chọn áp dụng. Một là trực tiếp tiến hành và hai là thông qua các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp. Nhiều chủ thể vì muốn tiết kiệm một phần chi phí nên chọn cách thức tự tiến hành. Nhưng đây chính là sai lầm chủ yếu khiến cho toàn bộ quy trình bị trì trệ, mất thời gian và ảnh hưởng đến tiến trình kinh doanh. Thay vào đó giải pháp cho sai lầm này chính là nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị pháp lý để bảo đảm độ chính xác và thời gian thực hiện.

Trên đây là những sai lầm phổ biến trong quá trình thực hiện các bước thành lập công ty cổ phần. Nếu muốn khắc phục tình trạng đó bạn có thể tìm hiểu giải pháp tại Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6295.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét