Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

Tư vấn khi giải thể công ty chưa phát sinh doanh thu sẽ như thế nào?

Giải thể công ty chưa phát sinh doanh thu như thế nào? Công ty chưa phát sinh doanh thu có dễ hơn so với công ty đã hoạt động ổn định lâu dài hay không? Giải thể công ty hiện nay nộp hồ sơ ở đâu?. Hôm nay, cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Hồ sơ giải thể công ty chưa phát sinh doanh thu gửi cơ quan thuế gồm những gì?

Các loại giấy tờ bắt buộc bao gồm:

– Mẫu 24/ĐK-TCT: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

– Xác nhận không nợ thuế hải quan;

– Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) / hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);

– Quyết định giải thể công ty;

– Giấy ủy quyền.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp giải thể và cơ quan thuế mà có thể cần thêm các giấy tờ sau:

  • Thông báo giải thể;
  • Công văn cam kết không hoàn thuế;
  • Công văn cam kết không phát sinh doanh thu;
  • Công văn xác nhận không có tài sản để thanh lý;
  • Cam kết không có hoạt động xuất nhập khẩu;
  • Cam kết chưa phát hành và sử dụng hóa đơn;
  • Mẫu biên bản xác định trách nhiệm pháp lý sau giải thể.

Hồ sơ giải thể công ty chưa phát sinh doanh thu gửi Sở KH&ĐT gồm những gì?

Các giấy tờ khi giải thể công ty có bao gồm:

– Thông báo giải thể;

– Quyết định giải thể công ty;

– Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) / hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);

– Danh sách người lao động;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;

– Báo cáo thanh lý tài sản tại công ty;

– Giấy xác nhận trả dấu công an (*);

– Giấy ủy quyền.

Các bước giải thể công ty chưa phát sinh doanh thu như thế nào?

Các bước để giải thể công ty như sau:

Bước 1: Ra quyết định giải thể công ty chưa phát sinh doanh thu

Chủ sở hữu công ty/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông tổ chức cuộc họp để thống nhất về việc ra quyết định giải thể công ty.

Quyết định giải thể công ty phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty.
  • Lý do giải thể.
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của công ty.
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
  • Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Bước 2: Thông báo về việc giải thể công ty cho người lao động, khách hàng, đối tác.

Công ty phải gửi thông báo về việc giải thể công ty trong vòng 7 ngày kể từ ngày có quyết định giải thể công ty tới những người có thẩm quyền và lợi ích liên quan đến việc giải thể của công ty: người lao động, niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty, các chủ nợ…

Bước 3: Thanh lý tài sản của công ty

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Bước 4: Thanh toán các khoản nợ của công ty

Các khoản nợ của công ty được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
  • Nợ thu: thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN…
  • Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể công ty và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ công ty tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Bước 5: Thông báo giải thể công ty tại Sở Kế hoạch & Đầu tư

Hồ sơ thông báo giải thể công ty gồm có:

  • Thông báo giải thể công ty (theo mẫu tại Phụ lục II-22 ban hành kèm theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký công ty (theo mẫu tại Phụ lục II-24 kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh về việc giải thể công ty.
  • Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc giải thể công ty.
  • Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên về việc giải thể công ty.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện).

Bước 6: Thủ tục giải thể công ty chưa phát sinh doanh thu với Cơ quan thuế 

Trước khi quyết toán thuế, công ty gửi hồ sơ xin khóa mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý của công ty. 

Hồ sơ xin đóng mã số thuế đối với công ty không phát sinh hóa đơn, doanh thu như sau:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (nội dung quy định tại mẫu số 24/ĐK-TCT, ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.
  • Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh về việc giải thể công ty.
  • Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc giải thể công ty.
  • Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên về việc giải thể công ty.
  • Công văn cam kết không phát sinh doanh thu.
  • Công văn cam kết không mua, in và phát hành hóa đơn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bravolaw gửi tới quý khách hàng. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của chúng tôi vui lòng liên hệ theo theo số 1900 6296 để nhận tư vấn và giải đáp thắc mắc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét