Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Công bố hợp quy và Công bố hợp chuẩn khác nhau như thế nào

1. Công bố hợp quy

- Công bố hợp quy hay là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Công bố hợp quy là điều kiện bắt buộc phải thực hiện trước khi lưu thông hàng hóa ra thị trường

1.1 Các đối tượng cần công bố hợp quy

Đối tượng cần công bố hợp quy bao gồm: các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng

1.2 Các bước làm thủ tục công bố hợp quy

- Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của đối tượng kinh doanh với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Doanh nghiệp có thể tự đánh giá, hoặc thông qua tổ chức chứng nhận được chỉ định để tiến hành thực hiện.
- Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy tới tổ chức chứng nhận (có thể gửi tới Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhất định).
- Bước 3: Sau khi tiến hành đánh giá, kiểm nghiệm và thẩm xét hồ sơ thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy và hướng dẫn sử dụng dấu cho chủ hàng.
- Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
- Bước 5: Cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

1.3 Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy bao gồm:
- Bản công bố hợp quy;
- Đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận hợp quy;
- Giấy tờ khác (nếu doanh nghiệp tự đánh giá): quy trình sản xuất, phiếu kết quả thử nghiệm mẫu, báo cáo đánh giá hợp quy…
Có thể bạn quan tâm: Công bố hợp quy phân bón

2. Công bố hợp chuẩn

- Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
- Công bố hợp chuẩn không phải là một điều kiện bắt buộc trước khi thực hiện việc lưu thông hàng hóa ra thị trường tuy nhiên Doanh nghiệp nên thực hiện công bố hợp chuẩn để nâng cao vị thế cạnh tranh cũng như những lợi ích khác mà công bố hợp chuẩn đem lại.

2.1 Đối tượng cần công bố hợp chuẩn

Đối tượng cần công bố hợp chuẩn bao gồm: các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội không có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng.

2.2 Các bước làm thủ tục công bố hợp chuẩn

- Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng kinh doanh của bạn với tiêu chuẩn tương ứng
+ Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.
+ Kết quả đánh giá hợp chuẩn là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
- Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
Dịch vụ công bố hợp quy
Côgn bố hợp quy

2.3 Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn

- Bản công bố hợp chuẩn
- Bản sao Giấy đăng ký Doanh nghiệp
- Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
- Báo cáo đánh giá hợp chuẩn kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Xem thêm: Tư vấn iso 22000:2018

3. Lợi ích của việc công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn

Công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn hình chung mang lại những lợi ích sau cho Doanh nghiệp
- Được gắn mẫu hợp quy, hợp chuẩn trên đối tượng kinh doanh của mình
- Đáp ứng quy định của nhà nước, việc công bố hợp quy cũng đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định
- Tạo được niềm tin ban đầu về nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm, nhất là khi chủ hàng muốn tham gia thầu hay khi cung cấp sản phẩm vào các dự án, công trình lớn.
- Chứng từ về công bố sản phẩm cũng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
- Giúp nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất, hoặc nhập khẩu, cũng như cho sản phẩm – hàng hóa.
Công ty tư vấn Luật Bravolaw là công ty luật có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, soạn thảo hồ sơ và xin giấy phép chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn thực phẩm, vật liệu xây dựng, thực phẩm chức năng và các sản phẩm dịch vụ khác,… Bravolaw tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy, Chứng nhận hợp chuẩn và Công bố hợp chuẩn một cách nhanh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 19006296.





Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Tư vấn iso 22000:2018 nhanh trọn gói tại Sơn La

- Doanh nghiệp khi đạt được chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP thì không cần phải xin giấy phép an toàn thực phẩm khi tiến hành sản xuất kinh doanh thực phẩm.
- ISO 22000 và HACCP là hai tiêu chuẩn và hai chứng chỉ độc lập. ISO 22000 là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nếu ISO 22000 là hệ thống chung để đảm bảo an toàn thực phẩm thì HACCP đi sâu vào phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Công ty tư vấn luật Bravolaw cung cấp dịch vụ Chứng nhận ISO 22000 và HACCP Doanh nghiệp muốn tìm hiểu về dịch vụ chứng nhận ISO 22000 và HACCP tại Sơn La tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về quy trình, thủ tục xin các chứng nhận này.

1. Nội dung và nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP

- Nhằm cung cấp một hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm hiệu quả, ISO 22000 bao gồm các nội dung sau:
+ Quản lý tài liệu hồ sơ,
+ Cam kết của lãnh đạo,
+ Quản lý nguồn lực,
+ Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn (các chương trình tiên quyết, các phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP)
+ Kiểm tra xác nhận,
+ Xác định nguồn gốc,
+ Trao đổi thông tin
+ Cải tiến hệ thống.
- Để phân tích được các mối nguy và điểm kiểm soát quan trọng trong thực phẩm HACCP bao gồm các nguyên tắc sau:
+ Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa
+ Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu trong quy trình bằng việc phân tích các mối nguy theo cây quyết định.
+ Thiết lập các ngưỡng tới hạn.
+ Giám sát điểm kiểm soát tới hạn.
+ Thiết lập các biện pháp khắc phục kịp thời.
+ Thiết lập hệ thống kiểm tra đánh giá.

2. Đối tượng cần đăng ký chứng nhận ISO 22000 và HACCP

ISO 22000 và HACCP có thể được áp dụng cho các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Thực phẩm chức năng;
- Doanh nghiệp chế bị rau, củ, quả, trứng, thịt sữa, thủy hải sản;
- Doanh nghiệp sản xuất nước tinh khiết, nước ngọt, cafe, rượu, bia;
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị;
- Các hãng vận chuyển thực phẩm;
- Doanh nghiệp sản xuất chế biến sẵn, nhà hàng;
- Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ;
- Doanh nghiệp sản xuất bao gói thực phẩm;
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi.

3. Lợi ích của ISO 22000, HACCP

- Tạo ra được sản phẩm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
- Giảm thiểu chi phí và chất thải
- Đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngành công nghiệp thực phẩm.
- Kết hợp và thống nhất các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống chất lượng / môi trường / an toàn thực phẩm một cách hiệu quả
- Cải thiện và phòng ngừa an toàn thực phẩm. Hệ thống quản lý vệ sinh hiệu quả.
- Nâng cao uy tín và lòng tin cho khách hàng và đối tác

4. Trình tự xây dựng và chứng nhận ISO 22000 và HACCP

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, khảo sát điều kiện cơ sở vật chất
Bước 2: Đào tạo HACCP(nếu có yêu cầu)
Bước 3: Xây dựng hệ thống tài liệu
Bước 4: Ban hành và áp dụng thử ISO 22000, HACCP
Bước 5: Đăng ký chứng nhận
5. Kết quả nhận được
Giấy chứng nhận ISO 22000 và HACCP
6. Thời gian thực hiện 
25 - 30 Ngày làm việc
trên đây là bài tư vấn iso 22000: 2018 hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn pháp lý: 19006296
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: ceo@bravolaw.vn
Rất mong được hợp tác với quý khách!