Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Kinh doanh lữ hành quốc tế là một dịch vụ hoạt động du lịch và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật khi doanh nghiệp muốn được hoạt động kinh doanh lĩnh vực lữ hành quốc tế cần phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Sở văn hóa thể thao và du lịch cấp phép.

Điều kiện kinh doanh lữ hành

1.      Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập công ty
2.      Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế;
3.      Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa;
4.      Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế.

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

1.      Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;
2.      Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;
3.      Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký xin hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Sở Văn hoá thể thao và du lịch nơi đăng ký trụ sở chính.

Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế

1.      Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.
2.      Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.
3.      Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
4.      Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
5.      Có tiền k‎ý quỹ tại Ngân hàng là 250 triệu đồng và được hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với tiền ký quỹ.
1. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:
  • Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
  • Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
  • Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

2. Không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau đây:

  • Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép;
  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép.
3. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
1.      Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
2.      Doanh nghiệp không kinh doanh lữ hành quốc tế trong mười tám tháng liên tục;
3.      Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này;
4.      Doanh nghiệp có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép.
4. Việc thu, nộp lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, phương án kinh doanh lữ hành, chương trình du lịch cho khách quốc tế, giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, bản sao thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành, giấy chứng nhận tiền ký quỹ.

2. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:

  • Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương để xem xét, cấp giấy phép; trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết;
  • Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh và doanh nghiệp biết.
Công việc của chúng tôi
  • Tư vấn điều kiện đăng ký Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Soạn thảo hồ sơ , phương án kinh doanh xin cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Nhận và giao lại cho khách hàng Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Tư vấn đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở  nước ngoài;
  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.

         Quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm về dịch vụ xin giấy phép kinh doanhlữ hành quốc tế vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH tư vấn BRAVO
P.1707 Tòa Nhà 17T9 Trung Hòa Nhân Chính, đường Nguyễn Thị Thập, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 091 555 1169
Xin cảm ơn


Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Nghị đinh 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực có ưu điểm nhược điểm gì?

Còn 3 ngày nữa, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp chính thức được áp dụng vào thực tiễn. Nghị định này ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết Luật doanh nghiệp 2014, có thể nói, đây là bước đột phá trong tiến trình cải cách, đổi mới quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi quy định đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Như vậy, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm gì so với Nghị định 43/2010/NĐ-CP?
Bài viết dưới đây sẽ phân tích những ưu điểm, nhược điểm từ các quy định mới của Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
1. Con dấu doanh nghiệp – Điều 34
Ưu điểm:
- Xóa bỏ thủ tục phức tạp khi đăng ký mẫu con dấu.
- Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định về số lượng, hình thức, và nội dung con dấu.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp bởi lẽ, trước đây, từng xảy ra nhiều trường hợp chỉ việc xin con dấu mà phải đến tận trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Con dấu doanh nghiệp không còn giá trị bắt buộc nếu trong giao dịch có thỏa thuận về việc không sử dụng con dấu.
Nhược điểm:
- Sẽ xuất hiện tình trạng làm con dấu giả.
- Lợi dụng quyền tự quyết của chủ doanh nghiệp các vấn đề về tranh chấp, lừa đảo sẽ phát sinh.
- Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp nếu các bên đã có thỏa thuận không sử dụng con dấu thì việc giải quyết là vấn đề nan giải.
2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp – chương IV
Ưu điểm:
- Xóa bỏ tình trạng bằng cấp hình thức của các chủ sở hữu doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Xảy ra tình trạng, các chủ sở hữu doanh nghiệp có tài sản để thành lập doanh nghiệp, nhưng chưa đủ trình độ để nắm giữ vị trí lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp dẫn đến nhiều doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng phá sản, tạm ngưng hoạt động, nhất là trong thời kỳ hội nhập mở cửa thị trường như hiện nay.
3. Đăng ký doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp –chương V, chương VI
Ưu điểm:
- Rút ngắn thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong việc đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử.
Do vậy, doanh nghiệp được quyền chủ động hơn trong đăng ký doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Nhược điểm:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải thiết lập hệ thống an ninh mạng chặt chẽ, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, giải quyết đến khi trả kết quả.
Đồng thời, cần phải có các phương án sao lưu dữ liệu bên ngoài hệ thống mạng này để đề phòng có sự cố tấn công từ các thành phần xấu.
- Trong trường hợp, hệ thống mạng xảy ra sự cố, phía doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký buộc phải quay lại phương thức truyền thống và tốn kém thời gian.
4. Chữ ký của những người đại diện theo pháp luật – Khoản 1 Điều 4
Ưu điểm:
- Giúp doanh nghiệp hội nhập nhanh hơn, tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh, nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển như hiện nay.
- Nâng cao chủ động, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn với nhiều người đại diện theo pháp luật.
Nhược điểm:
- Xảy ra tình trạng xung đột ý kiến giữa những người cùng là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi giải quyết vấn đề buộc phải có chữ ký của người này.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND các cấp không được ban hành các quy định về đăng ký doanh nghiệp – Khoản 4 Điều 5
Ưu điểm:
- Tạo ra sự thống nhất trong việc áp dụng quy định pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.
- Đó là sự công bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cả nước, tránh việc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND các cấp ban hành những quy định riêng có lợi hơn cho doanh nghiệp tại vùng mình.
Nhược điểm:
- Các cơ quan trên chỉ là cơ quan thực thi, không được ban hành văn bản quy định, tuy nhiên, đây lại là cơ quan gần với các doanh nghiệp nhất, sẽ lắng nghe được nhiều ý kiến của các doanh nghiệp trong quá trình thực thi quy định mới.
Trong trường hợp có những vấn đề cần đóng góp ý kiến thì những cơ quan này chỉ có thể tiếp nhận ý kiến mà không được quyền xử lý, giải quyết, phải gửi ý kiến này để trình lên Chính phủ và sẽ tốn nhiều thời gian để thảo luận, bàn bạc, chỉnh lý cho phù hợp thực tiễn.
6. Mở rộng quyền hạn góp vốn thành lập của chủ hộ kinh doanh – Điều 67
Ưu điểm:
- Chủ hộ kinh doanh được quyền góp vốn thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần tạo lợi thế cho việc đầu tư phát triển kinh doanh trong quá trình hội nhập hiện nay.
Nhược điểm:
- Được quyền góp vốn thành lập, chủ hộ kinh doanh cần phải chuẩn bị những kiến thức cần thiết để thực hiện, đồng thời sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vốn trong hoạt động kinh doanh giữa hộ kinh doanh với các công ty mà chủ hộ tham gia góp vốn.
7. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi không báo cáo tình hình kinh doanh nếu được yêu cầu – Điều 78
Ưu điểm:
- Quản lý chặt chẽ trong trường hợp hộ kinh doanh có dấu hiệu chống đối cơ quan thi hành công vụ khi được yêu cầu báo cáo tình hình kinh doanh.
Nhược điểm:
- Có thể xảy ra tình trạng lạm quyền của người thi hành công vụ, trong trường hợp người này không có sự phân minh công tư trong làm việc với hộ kinh doanh.
8. Thủ tục thực hiện tạm ngừng kinh doanh
Ưu điểm:
- Rút ngắn thủ tục thực hiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh.
- Đỡ tốn kém chi phí và thời gian thực hiện thủ tục cho các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Nhược điểm:
- Thời gian giải quyết thủ tục được rút ngắn dễ dẫn đến trường hợp “làm vội, làm ẩu để hoàn thành đúng tiến độ”.
Ngoài ra, còn quy định sau, tuy không mới, nhưng trên thực tế, quy định này khó hoặc ít khi được thực thi, bởi lẽ, chưa có chế tài cụ thể trong trường hợp xử lý vi phạm cho hành vi này:
Điều 80
“Cán bộ, công chức yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ, đặt thêm các thủ tục, điều kiện đăng ký doanh nghiệp trái với Nghị định này; có hành vi gây khó khăn, phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp, trong kiểm tra các nội dung đăng ký doanh nghiệp thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hải Dương

Dịch vụ thay đổi đăngký kinh doanh công ty tại Hải Duơng của BRAVOLAW luôn đi đầu về chất lượng và dịch vụ với giá cả hợp lý nhất cho doanh nghiệp. ĐỘi ngũ nhân viên luật sư tư vấn nhiệt tình sẽ mang đến cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết cảu khách hàng về thay đổi đăng ký kinh doanh.

Thay đổi đăng ký kinh doanh là sự thay đổi các nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp, công ty. Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, công ty được cấp bởi Sở kế hoạch đầu tư, nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cơ bản gồm, tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề, số điện thoại, mã số doanh nghiệp, thành viên, người đại diện theo pháp luật, vốn. Tất cả những thông tin được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh một khi có sự thay đổi thì trong 15 ngày phải thông báo sự thay đổi đó lên cơ quan có thẩm quyền, việc làm đó là thay đổi đăng ký kinh doanh
thay đổi đăng ký kinh doanh tại hải dương
thay đổi đăng ký kinh doanh tại hải dương
2. Trình tự thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hải Dương thực hiện:
Công ty tiến hành soạn hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hải Dương theo nội dung sau:
- Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản photo chứng thực (sẽ nộp bản gốc khi lấy kết quả)
- Giấy tờ khác liên quan đến việc thay đổi giấy phép kinh doanh tại hà nội (Biên bản, Quyết định, Thông báo Thuế, Chứng chỉ đối với trường hợp bổ sung ngành nghề yêu cầu chứng chỉ, giấy chứng nhận ký quỹ trong trường hợp ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định, v.v….)
3. Công việc Bravolaw thực hiện tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hải Dương
- Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh.
- Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hải Dương tại phòng đăng ký kinh doanh.
- Thay khách hàng theo dõi và nhận giấy phép kinh doanh mới.
- Trả giấy phép kinh doanh mới cho khách hàng.
Tiến hành làm thủ tục khắc dấu công ty cho quý khách
Quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm về thay đổi đăng ký kinh doanh vui lòng liên hệ
Hotline tư vấn: 091 555 1169

Mail: tuvan2@bravolaw.vn

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Bổ sung ngành nghề kinh doanh cần làm gì?

Để tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau thì doanh nghiệp có thể tiến hành bổ sung ngành nghề kinh doanh của mình. Bạn sẽ không còn phải lo lắng vì thủ tục rườm ra, Bravolaw xin cung cấp đến Quý khách hàng dịch vụ tư vấn thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề  kinh doanh, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng tiến hành mọi thủ tục một cách nhanh chóng.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty

A. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
1.      Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
2.      Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư
3.      Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
4.      Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ 13giờ đến 17giờ các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần)
B. THÀNH PHẦN HỒ SƠ
1.      Thông báo thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh(do người đại diện theo pháp luật ký) (Theo mẫu)
2.      Quyết định bằng văn bản về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
3.      Bản sao biên bản họp về việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của tất cả các cổ đông, người đại diện theo ủy quyền dự họp hoặc có chữ ký của chủ tọa và thư ký). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
4.      Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5.      Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
6.      Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
C. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
Với mong muốn trở thành đối tác tư vấn tin cậy và lâu dài với Quý khách hàng. Sau khi tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh BRAVOLAW sẽ tiến hành hỗ trợ Quý khách hàng những nội dung sau:
Hỗ trợ tư vấn các vấn đề phát sinh sau khi Quý khách hàng thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh qua điện thoại, fax, email…

  • Cung cấp văn bản miễn phí qua Email theo yêu cầu của Quý khách hàng;
  • Tư vấn miễn phí về tra cứu nhãn hiệu (nếu khách hàng có yêu cầu);
  • Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (nếu khách hàng có nhu cầu);
  • Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn bất cứ khi nào bạn cần.