Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Hường dẫn thủ tục xin giấy phép lưu hành phân bón

Phân bón được nhập khẩu từ nước ngoài vào việc nam, không phải là điều dễ mà đơn vị nào cũng có thể khi muốn nhập được. Vì phân bón là loại hình kinh doanh có điều kiện nên phải có các loại giấy phép lưu hành phân bón mới nhập khẩu được. Vậy thủ tục, giây tờ để xin được giấy phép này như thế nào. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

1. Nộp hồ sơ công nhận lần đầu phân bón lưu hành tại Việt Nam

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử đến cục bảo vệ thực vật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, nếu hồ sơ không hợp lệ  cục phải thông báo cho  doanh nghiệp để bổ sung hồ sơ.
Tư vấn đăng ký uyết định công nhận lưu hành phân bón
hướng dẫn xin giấy quyết định công nhận lưu hành phân bón tại Việt Nam

2. Hồ sơ công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

a) Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
b) Bản thông tin chung về sản phẩm phân bón do nhà sản xuất cung cấp gồm: tên phân bón loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất nhập khẩu phân bón;
c) Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón
d) Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định.

3. Thẩm định hồ sơ, công nhận phân bón lưu hành

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận.
Nếu hồ sơ đáp ứng đủ yêu cầu quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; trường hợp không đủ yêu cầu cục phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thời hạn của Quyết định công nhận lưu hành phân bón là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, doanh nghiệp có nhu cầu phải thực hiện gia hạn công nhận lưu hành phân bón.
Trên đây là hướng dẫn thủ tục xin giấy phép lưu hành phân bón trước khi thực hiện nhập khẩu phân bón về việt nam.
Mọi thông tin tư vấn dịch vụ xin liên hệ: 19006296 hoặc 0919791169 Mr: Thoại
Xem thêm bài viết: Thủ tục gia hạn quyết định công nhận lưu hành phân bón

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Kinh doanh lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. bạn muốn kinh doanh lữ hành một cách suôn sẻ và đúng pháp luật thì cần phải xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Tuy nhiên ngành nghề nào cũng cần phải có những giấy tờ và thủ tục riêng theo quy định chung và riêng từng ngành. Bài viết dưới đây Bravolaw sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về việc cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Căn cứ theo luật du lịch 2017, hồ sơ cấp giấy phép kinh doah lữ hành nội địa bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
– Thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp (2 thẻ)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có công chứng)
– Giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành;
- Hợp đồng của người điều hành hoạt động lữ hành với doanh nghiệp ( bản sao)
Tư vấn đăng ký xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Điều kiện để xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

– Phương án kinh doanh lữ hành nội địa, có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa
– Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
– Phải có ít nhất 3 nhân viên là hướng dẫn viên nội địa hoặc làm việc trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” – Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày trong tuần (trừ ngày lễ, nghỉ).
Bước 3: Sau 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục sẽ thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. trường hợp hồ sơ chưa đủ hay chưa hợp lên sẽ tgoong báo bằng văn bản cho doanh nghiệp
Xem thêm bài viết:

Bravolaw sẽ giúp bạn như thế nào?

Trong quá trình thực hiện việc xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, Chúng tôi sẽ cung cấp những dịch vụ sau đây:
– Tư vấn về nội dung và hình thức;
– Soạn thảo tất các tài liệu cần thiết cho việc xin Giấy phép;
– Đại diện khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy phép;
– Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin Giấy phép;
– Thay mặt khách hàng nhận bản gốc giấy phép và bàn giao cho Khách hàng.
Trên đây là bài chia sẽ về xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quý doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về hướng dẫn thủ tục ký quỹ ngân hàng kinh doanh lữ hành. Liên hệ với Bravolaw để biết thêm thông tin chi tiết.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Tư vấn gia hạn quyết định công nhận lưu hành phân bón nhanh


Tư vấn gia hạn công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam - Căn cứ theo  Luật trồng trọt 2018 , được Quốc hội thông qua vào ngày 19/11/2018.

Theo đó, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được gia hạn khi hết thời gian lưu hành (thay vì phải làm thủ tục công nhận lại theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017) khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có yêu cầu của doanh nghiệp có phân bón đã được công nhận lưu hành;
- Đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;
- Báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng phân bón theo quy định.
Dựa trên cơ sở này, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, trình tự thủ tục gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết thời hạn và được gia hạn, cấp lại theo quy định của Luật này.
Kể từ ngày 01/01/2020, Luật trồng trọt 2018 chính thức có hiệu lực và Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 hết hiệu lực thi hành.


Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Dịch vụ xin giấy sơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng - trọn gói 15.000.000

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay các cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.Để giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Dưới đây Bravolaw sẽ tư vấn về  quy trình, thời gian thực hiện về việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Thời gian hoàn thành thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: 25-30 ngày (thời gian có thể sớm hơn):
01 ngày để chuyên viên sẽ xuống trực tiếp cơ sở kiểm tra, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu
Từ 1-2 ngày đặt lịch học và tổ chức học lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người quản lý/chủ cơ sở và các nhân viên kinh doanh.
01 ngày để nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
05 ngày để cơ quan nhà nước kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
trong thời gian 10 ngày làm việc, Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức xuống thẩm định cơ sở.
Nếu cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm  thì trong vòng 5-10  ngày cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu)
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng)
3. Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện ATTP
4. Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh
5. Giấy khám sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
6. Chứng nhận khoá tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
7. Kết quả kiểm nghiệm nguồn nước
xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Mọi thắc mắc vệ quy trình, hồ sơ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline:19006296 để được tư vấn kĩ hơn trước khi xin  giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Tư vấn cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Bạn đang thắc mắc việc Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cần có điều kiện gì?  thực hiện ra sao? Mời bạn hãy tham khảo nội dung dưới đây để có thêm thông tin cần thiết nhé !

I/ Cơ sở pháp lý bao gồm:

_ Nghị định 168/2017/NĐ-CP của chính phủ Đã quy định một cách chi tiết đối với 01 số điều trong Luật Du lịch. Bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 – 1 – 2018.
_ Luật Du lịch 09/2017/QH14 .
_ Thông tư 33/2018/TT-BTC từ Bộ trưởng của Bộ Tài Chính vào ngày 30 – 03 – 2018. Đã quy định đối với chế độ quản lý, nộp và thu, mức thu phí thực hiện thẩm định về việc:
+ Cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế,.
+ Mức phí thực hiện thẩm định việc cấp thẻ cho hướng dẫn viên DL, mức phí thực hiện cấp Giấy phép để đặt làm văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty du lịch từ nước ngoài ở Việt Nam. _ Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL từ bộ trưởng của Bộ Du Lịch, Thể Thao và Văn Hóa đã quy định một cách chi tiết đối với 01 số điều trong Luật Du lịch. Bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 – 2 – 2018.
Khi đã đạt những điều kiện nêu trên, thì việc cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sẽ không mất nhiều thời gian.

Mời bạn xem thêm: Giấy phép kinh doanh lữ hành thu hồi bao lâu thì được cấp lại

II/ Các yêu cầu và những điều kiện để tiến hành thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế 

_ Công ty phải được tiến hành thành lập đúng theo đúng quy định
_ Doanh nghiệp phải ký quỹ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế ở ngân hàng được hoạt động và thành lập ở Việt Nam.
+ Về mức ký quỹ của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế là: 500.000.000 vnđ.
_ Về người được phụ trách hoạt động kinh doanh lữ hành thì phải là người đang nắm giữ 01 trong những chức danh như sau: chủ tịch HĐ thành viên, chủ tịch HĐ quản trị, chủ tịch của một công ty, chủ công ty tư nhân, giám đốc, tổng giám đốc hay trưởng bộ phận hoạt động kinh doanh lữ hành, phó giám đốc.
_*Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trong trường hợp tốt nghiệp cao đẳng  chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
_ Những chuyên ngành kinh doanh lữ hành sẽ gồm có 01 trong những chuyên ngành như sau:
Điều hành tour du lịch;
Quản trị lữ hành;
Marketing du lịch;
Du lịch;Du lịch lữ hành;
Quản lý và kinh doanh du lịch.
_ Thông tin tên của mẫu tờ khai và mẫu đơn là:
Đơn đề nghị việc cấp lại giấy phép. Dựa vào Mẫu 05 trong Phụ lục số II. Được ban hành và kèm theo nội dung của Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL vào ngày 15 – 12 – 2017.

III/ Các bước tiến hành để được cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

_ Doanh nghiệp tiến hành nộp đơn (gửi trực tiếp hoặc gửi bằng đường bưu điện)đến Tổng cục Du lịch. Với trường hợp khi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã bị hư hỏng hay bị mất.
_ Thời gian quy định là trong vòng 5 ngày làm việc. Tính từ ngày mà đã được nhận đơn đề nghị Tổng cục Du lịch sẽ có trách nhiệm tiến hành cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong trường hợp bị từ chối thì sẽ phải thực hiện thông báo bằng hình thức văn bản và ghi rõ lý do.
_  Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị việc cấp lại giấy phép. Dựa vào Mẫu 05 trong Phụ lục số II. Được ban hành và kèm theo là nội dung của Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL vào ngày 15 – 12 – 2017.
+ Số lượng của hồ sơ là 1 bộ.
_ Nội dung Bravolaw nêu trên, là những thông tin cơ bản để  bạn tham khảo khi thực hiện  việc xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp hotline: 19006296 để được giải đáp và tư vấn miễn phí.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Tư vấn công bố chất lượng sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em

Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em là thức ăn, sữa được sản xuất theo phương pháp công nghiệp đặc biệt, bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn quy định, phù hợp với trạng thái sinh lý đặc biệt và từng giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy Công bố  sản phẩm không chỉ là bảo đảm  các cơ sở sản xuất, kinh doanh về độ an toàn của thực phẩm mà còn là thủ tục  bắt buộc trước khi đưa sản phẩm đó ra thị trường theo đúng tiêu chuẩn mà còn phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin khoa học và cách thức sử dụng sản phẩm đó.

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng:

- Đối với sản phẩm nhập khẩu:

+ Bản công bố hợp quy định ATTP;
+ Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế( do cơ quan nước xuất xứ cấp);
+ Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm;
+ Kế hoạch giám sát chất lượng và giám sát định kỳ;
+ Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng việt;
+ Giấy đăng ký kinh doanh có ngành, nghề kinh doanh thực phẩm;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP;
+ Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn theo quy định;
+ Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh tác dụng của các thành phần.

- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:

+ Bản công bố hợp quy định ATTP;
+ Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
+ Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm;
+ Mẫu nhãn sản phẩm;
+ Kế hoạch giám sát chất lượng và giám sát định kỳ;
+ Giấy đăng ký kinh doanh có ngành, nghề kinh doanh thực phẩm;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP;
+ Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn theo quy định;
+ Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh tác dụng của các thành phần.
Hồ sơ được nộp tại: Cục/ Chi cục ATVSTP.
Thời gian: 15 ngày làm việc, từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Dịch cụ công bố tiêu chuẩn chất lượng của BRAVOLAW:

-  Tư vấn miễn phí các vấn đề có liên quan đến việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị trước khi công bố;
- Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý các giấy tờ mà khách ahfng cung cấp;
- Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền;
- Theo dõi và thông báo kết quả cho khách hàng;
- Khiếu nại quyết định từ chối cấp( nếu có).
Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, khách hàng chỉ cần cung cấp:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP;
- Mẫu nhãn sản phẩm;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế( đối với sản phẩm nhập khẩu).
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: CÔng ty cổ phần tư vấn BRAVOLAW
Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6296.
Gửi nhu cầu qua Email: tuvan@bravolaw.vn.






Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Tư vấn công bố hợp quy phân bón theo nghị định 108/2017/NĐ-CP

Nhu cầu về phân bón đang trên đà phát triển, kéo theo đó là sự phát triển của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, nhập khẩu phân bón để cung ứng trên thị trường. Tuy nhiên để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm đảm bảo, không gây hại đến người sử dụng, cây trồng và môi trường thì việc công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ là hoàn toàn bắt buộc nhưng không phải sản phẩm phân bón nào cũng cần được chứng nhận, công bố hợp quy, chỉ những sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm phân bón vô cơ, hữu cơ cần được chứng nhận, công bố hợp quy quy định tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP thì cần, những sản phẩm đó bao gồm:
- Urê
- Supe lân
- Phân lân nhập khẩu, DAP, phân lân nung chảy
- Phân NPK, trung vi lượng
- Phân hữu cơ
- Phân hữu cơ sinh học
- Phân hữu cơ khoáng
- Phân hữu cơ vi sinh
- Phân vi sinh vật
- Các loại phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng
- Phân bón hữu cơ, hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.

Thủ tục công bố hợp quy

- Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm phân bón được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
+ Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
+ Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân có thể công bố hợp quy hay không.
- Đăng ký bản công bố hợp quy
Công bố hợp quy phân bón hữu cơ
Tư vấn công bố hợp chuẩn hợp quy phân bón theo nghị đinh 108/2017

Hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy

- Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tỏ chức chứng nhận hợp quy:
+ Bản công bố hợp quy sản phẩm phân bón (theo mẫu);
+ Chứng chỉ chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp (bản sao);
+ Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón.
- Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
+ Bản công bố hợp quy phân bón (theo mẫu);
+ Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón;
+ Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
+ Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
+ Kế hoạch giám sát định kỳ;
+ Báo cáo đánh giá hợp quy có kèm theo các tài liệu có liên quan.
- Cơ quan có thẩm quyền: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Thời gian giải quyết: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Chú ý: Quý khách hàng bắt buộc phải có giấy công nhận lưu hành phân bón trước khi làm công bố hợp quy phân bón
Bài viết trên của Bravolaw phần nào có thể giải đáp thắc mắc cho bạn về công bố phân bón. Công ty tư vấn luật Bravolaw cung cấp dịch vụ công bố hợp quy phân bón trọn gói, mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Hotline 19006296.






Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh

Tôi đang có nhu cầu muốn mở công ty. Vậy tôi rất muốn các Luật sư có thể tư vấn cho tôi nên chọn loại hình doanh nghiệp nào để có thể thuận tiện cho việc làm ăn.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty của BRAVOLAW tư vấn cho bạn như sau::
Thành lập công ty không phải là điều đơn giản bởi nếu không có sự chuẩn bị kỹ trước khi thành lập thì bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn trong quá trình hoạt động sau này. Bài viết này chúng tôi xin cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và cần thiết nhất về hai loại hình công ty mà bạn đang thắc mắc nhằm giúp bạn có sự lựa chọn hợp lý nhất để tiến hành hoạt động kinh doanh.

Đối với mô hình công ty Cổ phần: 

Là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Ưu điểm:
+ Chế độ trách nhiệm của công ty Cổ phần là hữu hạn nên mức độ rủi ro của các cổ đông là không cao;
+ Khả năng hoạt động của công ty là rất rộng;
+ Khả năng huy động vốn của công ty là rất cao do được phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là ưu điểm vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác;
+ Số lượng thành viên không bị hạn chế nên có lợi thế cả về nguồn vốn và nguồn nhân lực;
+ Việc quản lý và điều hành công ty thông qua hội đồng quản trị nên các quyết định được đưa ra đảm bảo sự khách quan, công bằng và hạn chế được rủi ro.
- Hạn chế:
+ Do số lượng thành viên không hạn chế nên cơ cấu tổ chức của công ty nhiều khi hơi cồng kềnh, khó quản lý;
+ Việc quyết định các vấn đề quan trọng dưa trên phiếu bầu trong cuộc họp sẽ làm mất thời gian gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
tu-van-loai-hinh-thanh-lap-cong-ty
Tư vấn thành lập công ty

Đối với mô hình công ty TNHH:

Là loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sơ hữa, số lượng thành viên tối đa là 1 và tối thiểu không quá 50 thành viên. Chủ sở hữu( công ty TNHH 1 thành viên), các thành viên( công ty TNHH 2 thành viên trở lên) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản tỏng phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Ưu điểm:
+ Công ty TNHH 1 thành viên: Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty nên có thể đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và kịp thời.
+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Số lượng thành viên không quá nhiều và hầu hết đều là người quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lý và điều hành không quá phức tạp.
+ Do có tư cách háp nhân nên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong số vốn đã góp nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu và các thành viên.
- Nhược điểm:
+ Do không được phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn có phần bị hạn chế hơn sơ với công ty Cổ phần;
+ Số lượng thành viên bị hạn chế không quá 50 người.
Cả hai loại hình công ty này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Để lựa chọn được mô hình phù hợp, bạn cần quan tâm đến các vấn đề khác như:
- Ngành, nghề kinh doanh: Đây là một yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh đồng thời cũng là yếu tố chi phối các yếu tố khác. Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề hay yêu cầu mức vấn pháp định hoặc các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác.
- Vốn điều lệ: Ngoài nhưng ngành, nghề có yêu cầu vốn pháp định thì các ngành, nghề hầu hết là không quy định về mức vốn. Doanh nghiệp có thể tự đăng ký số vốn này và không cần chứng minh dưới bất kỳ hình thức nào.
- Xác định các cổ đông, thành viên công ty: Là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp nên cần có sự cân nhắc trước khi tiến hành hợp tác để thành lập.
- Người đại diện theo pháp luật: Là người chịu trách nhiệm chính về mọi vấn đề hoạt động của công ty, đại diện công ty tiến hành ký kết hay làm việc với các cơ quan, tổ chức khác. Người đại diện có thể là Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Hồ sơ thành lập: 

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên( công ty TNHH).
- Danh sách cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài( công ty Cổ phần).
- Giấy tờ chứng thực thông tin cá nhân của các thành viên công ty như: Chứng minh thư nhân dân, Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu.
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh.
Thời gian: 03 ngày làm việc, từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện mà bạn đang có. Còn vấn đề gì thắc mắc, liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900 6296 của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Công ty TNHH tư vấn BRAVO – Nơi kiến tạo thành công!

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Sau khi thu hồi bao lâu mới được cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

Công ty tôi đã được cấp giấy phép kinh doanh  dịch vụ  du lịch lữ hành  hiện đang  đi vào hoạt động nhưng đã bị thu hồi do có tổ chức các nhân khác sử dụng  giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành  của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh. Vậy sau thời gian bao lâu sau khi bị thu hồi thì công ty tôi có thể xin cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?
Câu hỏi của bạn Bravolaw tư vấn như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Luật du lịch 2017 thì doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau:
(1) Chấm dứt hoạt động kinh doanh giải thể hoặc phá sản;
(2) Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật Du lịch 2017;
(3) Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Du lịch 2017;
(4) Làm hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
(5) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
(6) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
(7) Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
(8) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Theo quy định tại Khoản 2 Luật du lịch 2017 thì doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau một thời hạn nhất, cụ thể như sau:
- 06 tháng: Đối với các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành thuộc các trường hợp (2) và (3);
- 12 tháng: Đối với các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành thuộc các trường hợp (4), (5), (6), (7) và (8).
Dich-vu-xin-cap-giay-phep-kinh-doanh-lu-hanh-quoc-te-va-noi-dia
Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành 

Xem thêm bài viết:



Như vậy: theo như trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì công ty của bạn đã bị thu giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành do cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
Do đó: Sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực thì công ty mới được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Những đối tượng cần phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thực phẩm?

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề đáng báo động khi xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm từ mức độ ít nghiêm trọng đến mức độ đáng báo động. các cơ sở nhà hàng quán ăn … đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì thế vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được quản lý hết sức chặt chẽ, tuy nhiên bên cạnh đó có nhiều cơ sở kinh doanh vẫn chưa trang bị đủ các kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo quản thực phẩm và giữ cho thực phẩm đáp ứng được các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy nên cơ quan quản lý nhà nước ngày nay đưa ra các chế tài xử phạt nặng tay đối với những cơ sở kinh doanh không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc không trang bị đầy đủ kiến thức vệ sinh ATTP.
– Hiện nay việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh thực phẩm chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy Cơ sở của bạn có thuộc đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay không   Bravolaw sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Đối tượng nào không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Giấy chứng nhận ISO 22000 Hệ thống quản lý an toàn thực ph  ẩm, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Doi-tuong-can-phai-co-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Đối tượng phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Xem thêm bài viết:


Đối tượng nào cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

  Căn cứ theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ở trên thì không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Khi cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải đủ điều kiện mới được cấp giấy chứng nhận.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Quy định xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chõ

Căn cứ theo Theo nghị định 105/2017/NĐ-CP Quy định xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành Để kinh doanh nhà hàng dịch vụ ăn uống có sử dụng rượu, doanh nghiệp cần phải xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ do phòng kinh tế quận/huyện cấp.

 Điều kiện xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Là doanh nghiệp, hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh.
Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phố rượu hoặc,  bán buôn, bán lẻ rượu.
Tuân thủ đầy đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật .
Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định.

quy-trinh-xin-giay-phep-ban-ruou-tieu-dung-tai-cho
Quy trình xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ 

 Có thể bạn muốn biết thêm:
>> Thủ tục xin giấy phép phân phối rượu
>> Sử phát như thế nào khi không có giấy phép kinh doanh rượu

Hồ sơ đề nghị xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (01 bộ) bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh( bản sao công chứng)
hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp  địa điểm sơ sở dự kiến bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu hoặc sản xuất, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
Bản cam kết bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ của thương nhân.

Thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ 

Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Sở Công thương xem xét, thẩm định và cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện

Liên hệ ngay hotline: 19006296 - 0936690123 để được sử dụng những dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất từ của Bravolaw, quý khách hàng không phải bận tâm về các thủ tục rườm, công ty chúng tôi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý mà quý doanh nghiệp cần đến.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

Thé nào là giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế? Thủ thục cấp giấy phép như thế nào?

Khi doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực  kinh doanh lữ hành quốc tế thì trước tiên bạn  phải ký quỹ ngân hàng , sau đó  xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế vì ngành nghề này là ngành nghề  có điều kiện. Hiểu được khó khăn của doanh nghiệp  gặp phải khi xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Bravolaw cung cấp  cho quý khách hàng những thông tin cần thiết về thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

I. THẾ NÀO LÀ KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ?

Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là  phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa trừ trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Xin-giay-phep-kinh-doanh-dịch-vụ-du-lịch-lữ-hành
Đăng ký xin giấy phé kinh doanh lữ hành quốc tế


>>Xem thêm:   Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
                         Thành lập công ty dịch vụ du lịch lữ hành 

II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo  đúng quy định của pháp luật;
2.  Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng ;
3.  Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Chuyên ngành về lữ hành bao gồm một trong các chuyên ngành sau:
+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
+ Quản trị lữ hành;
+ Điều hành tour du lịch;
+ Marketing du lịch;
+ Du lịch;
+ Du lịch lữ hành;
+ Quản lý và kinh doanh du lịch.

III. HỒ SƠ  XIN CẤP GIẤY PHÉP LỮ HÀNH QUỐC TẾ BAO GỒM:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp(Bản sao công chứng);
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành lữ hành(Bản sao công chứng );
- Giấy chứng nhận ký quỹ ngân hàng kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

LƯU Ý: Quyết định bổ nhiệm người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là quyết định bổ nhiệm một trong các chức danh như: Chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc;.

IV. THỜI GIAN TIẾN HÀNH THỦ TỤC

Thời gian tiến hành thủ tục: 10-20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ